Đôi khi nuôi cá mà bạn không biết rằng những chú cá cảnh rất cần đến vitamin. Đây là chất dinh dưỡng thiết yếu được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm. Vitamin dùng để thực hiện các chức năng cụ thể và quan trọng trong hàng loạt hệ thống cơ thể và đây là điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe cá cảnh ở mức tốt nhất.
Chúng ta cần phân biệt vitamin với các chất dinh dưỡng thực phẩm chính (protein, chất béo và carbohydrate) ở chỗ chúng không liên quan về mặt hóa học với nhau. Chúng có mặt với số lượng rất nhỏ trong thực phẩm động vật và thực vật. Cơ thể cá cần chúng với lượng rất thấp. Có khoảng 15 loại vitamin được phân lập từ vật liệu sinh học thiết yếu và tùy thuộc vào loài, tốc độ tăng trưởng của động vật, thành phần thức ăn và khả năng tổng hợp của vi khuẩn đường ruột có ở động vật.
Nhìn chung, tất cả những dấu hiệu thiếu hụt vitamin trong chế độ ăn đều biểu hiện rõ về mặt hình thái và sinh lý. Vitamin có hai loại khác nhau là vitamin tan trong chất béo và vitamin tan trong nước.
Tại sao cá lại cần vitamin?
Thực chất cá cần vitamin cho sức khỏe giống như bất kỳ loại động vật nào. Một chế độ ăn uống không đúng hoặc không đầy đủ có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và vitamin. Khi cơ thể suy yếu sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch gây ra nhiều bệnh cho cá cảnh cũng như làm giảm tốc độ tang trưởng của chúng. Lúc này chúng ta cần bổ sung vitamin với một chế độ ăn đa dạng cho cá.
Dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin ở cá
Vitamin C: Giảm tăng trưởng, xuất huyết cục bộ/vây, biến dạng/mang xoắn sợi, mức độ phục hồi vết thương kém, tỷ lệ tử vong tăng lên, trứng giảm tỷ lệ nở, hội chứng chết đen (phần xương ngoài đen) hiệu quả sử dụng thức ăn giảm, tăng trưởng và sự sống kém.
Vitamin A: Giảm tăng trưởng, mất sắc tố, hình thành mây ở biểu mô giác mạc và dày lên, thoái hóa võng mạc, kém ăn, màu sắc cơ thể nhạt dần, xuất huyết vây và da, mang bất thường/biến dạng.
Vitamin B: Cá kém ăn, chậm lớn, uể oải. Khi thiếu hụt nhiều sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh của cả
Vitamin D: Tăng trưởng và hiệu quả thức ăn giảm, kém ăn, gan/cơ và hàm lượng lipid trong huyết tương giảm, giảm tỷ lệ sống.
Vitamin K: Tăng thời gian đông máu, thiếu máu, xuất huyết mang, mắt, mô mạch, xuất huyết da.
Độc tính của vitamin
Ngược lại với các vitamin tan trong nước, cá và tôm tích lũy vitamin tan trong chất béo khi điều kiện chế độ ăn vượt quá nhu cầu trao đổi chất. Một số trường hợp tích lũy như vậy được xem là điều kiện độc hại có thể sản sinh ra hypervitaminosis.
Dấu hiệu độc tính của vitamin: tốc độ tăng trưởng giảm, hoại tử nặng/lở loét hậu môn, đuôi, vây ngực và vùng chậu, vẹo cột sống, ưỡn cột sống, tỷ lệ tử vong tăng lên, gan vàng nhợt nhạt, vận động kém, màu sẫm, hiệu quả chuyển đổi thức ăn kém, giảm tập trung hồng cầu trong máu.
Vitamin cần thiết cho cá cảnh của bạn:
• Vitamin A – Có nhiều trong các động vật giáp xác. Cần thiết cho sự tăng trưởng của cá cảnh, giúp cho hình thành xương chắc khỏe, mắt sáng.
• Vitamin B-Complex – Có trong trứng và có nhiều trong các loại cá nhỏ. Chúng giúp cá tăng trưởng hợp ký và giúp hệ thần kinh cá phát triển. Bảo vệ phần nhờn trên da cá
• Vitamin C – Có nhiều trong tảo, và trứng cá. Đóng một vai trò thiết yếu trong việc phòng bệnh, chữa bệnh, tiêu hóa, cũng như hình thành thích hợp của bộ xương cá.
• Vitamin D – Có nhiều từ ốc, tôm, và giun đất. Cần thiết cho chuyển hoá canxi và phốt pho. Trong đó nó cũng hỗ trợ cho phát triển hệ xương và cân nặng.
• Vitamin K – Có nhiều trong rau xanh, và gan.
Để đàm bảo cá của bạn được nhận đầy đủ các loại vitamin thiết yếu bạn cũng có thể mua trên thị trường những sản phẩm cung cấp đầy đủ lượng vitamin phù hợp như SUPER-MIX FEED (Hỗn hợp các Acid amin – Vitamin – Khoáng cho Cá). Hoặc sản phẩm Vitachem. Dung dịch vitamin tập trung này có chứa hơn 30 chất chiết xuất từ nguồn gốc tự nhiên liên quan với các axit amin cho kết quả nhanh hơn và lợi ích tối đa.