Nguyên nhân và cách xử lý khi nước trong bể cá có màu xanh rêu

Khi nước trong bể cá cảnh của bạn chuyển sang màu xanh là lúc trong bể có một loại tảo nở hoa hay còn gọi là tảo lam (Cyanophyta), Loại tảo này phát triển trong tất cả các môi trường nước. Chúng trôi nổi trong môi trường nước dẫn đến nước có màu xanh. Nếu chúng phát triển quá mức sẽ tiết ra chất độc làm chết cá, ngoài ra còn gây thiếu oxy về đêm cho những chú cả cảnh do tảo hô hấp quá mức.

Nước trong bể cá cảnh có màu xanh rêu
Nước trong bể cá cảnh có màu xanh rêu

Lý do làm cho loại tảo này phát triển khi vùng nước quá nhiều chất dinh dưỡng. Khi các bạn cho cá ăn quá nhiều mà máy lọc nước hoạt động không đáp ứng được sẽ gây ô nhiễm nước giúp tảo phát triển. Ngoài ra với những bể thủy sinh lượng phân bón cây trồng có chứa hàm lượng Nitrogen / nitrate cao, chúng hòa tan trong nước và đây là một trong những lý do giúp cho tảo phát triển mạnh trong một môi trường có hàm lượng nước giàu nitrate.

Đọc thêm: Cách kiểm soát tảo trong bể cá cảnh

Để thử nghiệm cho điều này các bạn hãy lấy 1 ly nước trong bể cá cảnh, sau đó cho 1 ít thức ăn cá vào và để ra ngoài nắng, đến cuối ngày bạn sẽ thấy ly nước có màu xanh.

Các biện pháp khắc phục:

Khi nước bị mất cân bằng với mức độ chất thải Nito/nitrate cao sẽ khiến tảo phát triển. Do vậy trước tiên các bạn phải lưu ý đến hàm lượng của chất này, kiểm soát chúng xuống mức thấp nhất. Tất nhiên với việc tảo nở hoa sẽ cần đến ánh sáng và lượng CO2 cao, giảm lượng ánh sáng xuống mức thấp nhất cũng là cách tiêu diệt loại tảo này.

Chúng ta biết rằng hệ thống sinh vật phù du là cơ sở của chuỗi thức ăn trong bể cá cảnh. Zooplanktons là động vật nhỏ có thể sống nhờ vào các thực vật phù du, kết nối chúng lại sẽ cho các bậc dinh dưỡng cao hơn. Cá nhỏ, ấu trùng, và san hô trong môi trường bể cá sẽ tiêu thụ động vật phù du trong chuỗi thức ăn đó

Như vậy thực tế động vật phù du là một phần của các vi sinh trong bể thủy sinh. Khi sự cân bằng của động vật phù du và thực vật phù du không còn, động vật phù du không thể ăn hết tảo phù du sẽ dẫn đến tảo phát triển quá mức và nở hoa từ đó nước sẽ có màu xanh của tảo.

Đặc biệt khi thức ăn thừa, phân hay lá câu chết sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn dị dưỡng phát triển. Sự tái tạo những sản phẩm này rất nhanh chóng chỉ cần sau 15-20 phút, trong khi đó cá vi khuẩn nitrat cần 10-15 ngày để nhân lên.

Trong quá trình khoáng hóa, amoniac, CO2, và các chất khác được sản xuất. CO2 là cần thiết cho quang hợp và là một thành phần của tảo phù du phát triển mạnh lên. Sự gia tăng của CO2 sẽ dẫn tới lượng pH giảm trong bể cá. Các vi khuẩn di dưỡng phát triển, hàm lượng nitrat tăng lên đòi hỏi một lượng lớn Oxy, từ đó làm cạn kiệt nguồn oxy trong bể đặc biệt vào ban đêm.

Như vậy trong hầu hết các trường hợp nước màu xanh chúng ta có thể xử lý bằng cách làm giảm hiện tượng phú dưỡng trong bể cá. Thay nước và giảm lượng thức ăn tối thiểu trong bể từ đó giúp bể cá có sự cân bằng và dần dần đưa bể cá về trạng thái ban đầu. Đặc biệt lưu ý giảm lượng đèn chiếu sáng để hạn chế sự quang hợp tảo cũng sẽ khắc phục một phần khi bể bị hiện tượng này.

2 thoughts on “Nguyên nhân và cách xử lý khi nước trong bể cá có màu xanh rêu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *