Trong bể hải sản, có thể nói hệ lọc là yếu tố quyết định thành công của cả dàn hải sản. Hệ thống lọc tốt sẽ làm tăng chất lượng từ đó tỉ lệ sống của hải sản được cải thiện rất nhiều, giúp dàn bể thêm sinh động, đem lại sức hấp dẫn của sản phẩm đến khách hàng.
AquaZone xin giới thiệu đến quý khách hàng nguyên tắc hoạt động và cách chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống lọc trong dàn hải sản để quý khách có thể tự vận hành và làm đẹp dàn bể của mình:
– Yêu cầu kỹ thuật của 1 hệ thống lọc bể hải sản là phải đủ lớn hơn hoặc bằng 1/3 kích thước bể chính, nên có ít nhất là 3 ngăn.
– Đảm bảo nước bể hải sản trong suốt, không mùi.
– Khử được khí độc trong nước
+ Ngăn 1 : chứa bông lọc mịn + bông lọc thô + tấm Biomass : có tác dụng lọc thô, chất hữu cơ chưa phân hủy, xử lý những loại vi sinh gây hại, chất độc hại trong nước.
+ Ngăn 2 : chứa san hô lọc hoặc tro núi lửa : là nơi trú ẩn và sinh sôi của vi sinh có lợi, tác dụng phân hủy các chất hữu cơ trong nước, cặn bã lơ lửng, khử khí độc NO2, NO3, NH3…
+ Ngăn 3: chứa nước đã qua xử lý và được bơm trực tiếp lên bể chính, lưu ý: nếu là bể chứa cá nước mặn thì có thêm máy skimer (máy đánh bọt, đánh tan chất cặn bả hữu cơ)
Vệ sinh hộp lọc:
– Về nguyên tắc hộp lọc sử dụng cho bể hải sản là hộp lọc vi sinh, là nơi trú ẩn và phát triển của vi sinh có lợi, do đó ta không nên vệ sinh hết toàn bộ và quá kỹ.
– Chủ yếu chúng ta vệ sinh ở ngăn đầu tiên ( ngăn 1 ): thay bông lọc sau 1 – 2 tháng sử dụng và giặt định kỳ 1 tuần/lần, than hoạt tính nên thay định kỳ sau 4 tháng để đảm bảo tác dụng của than hoạt tính (nếu có).
– Khi nước qua không kịp từ ngăn 1 đến ngăn 3 thì nguyên nhân do tắc nghẽn cặn bã, lúc đó ta mới vệ sinh toàn bộ: chúng ta dùng vòi nước có áp lực lớn xịt mạnh vào ngăn 1 để cho nước và cặn bả dơ trôi về ngăn thứ 3 và bơm ra ngoài, thực hiện động tác cho đến khi chúng ta cảm thấy sạch.