Ảnh hưởng của pH đến sinh sản cá cảnh

Độ pH (độ phèn) là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với môi trường sống của cá cảnh. Mỗi loài cá cảnh, tùy thuộc đặc tính sinh học, vùng phân bố, sinh sống, giai đoạn tuổi, thời tiết, khí hậu, sẽ thích ứng với độ pH khác nhau. Khi nuôi, ở từng giai đoạn: trưởng thành, sinh sản, lên màu, tạo dáng…sẽ thích ứng với một ngưỡng pH phù hợp. Độ pH còn ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá. Nếu nước bị chua nhiều sẽ tác động lên chất nhờn của cá và da cá, ngăn cản sự hô hấp có thể làm cá chết, ngược lại nếu nước có độ kiềm cao thì chất kiềm cũng phá hủy mang và da cá.

Ảnh hưởng pH đến sinh sản cá cảnh
Độ pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với môi trường sống của cá cảnh

Khi pH giảm xuống, khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin giảm. Mang cá tiết ra nhiều chất nhầy, da và phần bên ngoài cơ thể tiết ra nhiều nhớt, cá sẽ chết dần cho đến hết bầy. Khi pH tăng cao, cá tăng cường trao đổi chất, tiêu hao nhiều năng lượng, làm cá chậm lớn, hao hụt nhiều.

Chỉ số pH liên quan đến độ cứng và độ kềm của nước. Khi độ cứng và độ kềm ổn định, độ pH ít thay đổi. Độ pH ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cá cảnh, đến bệnh tật, đến việc tạo màu sắc… Đối với những loài cá cảnh, trong giai đoạn sinh sản, sự thay đổi pH, dù ở mức độ nhẹ, sẽ làm tổn thương rất lớn đến quá trình sinh sản. Trực tiếp tác động đến các sản phẩm sinh sản như trứng sẽ bị thoái hóa, kéo dài thời gian tạo noãn hoàng của các noãn bào, chậm quá trình chuyển giai đoạn của trứng giữa các phrase trứng. Các tế bào sinh dục lần lượt bị hủy diệt, làm cho việc sinh sản không thành công. Để ổn định độ pH, trước tiên cần ổn định độ cứng và độ kềm của nước. Biện pháp hiện nay là dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) hoặc vôi đen Dolomite (CaMgCO3) xuống hồ nuôi với liều lượng 10-20g/m3. Khi bón hai loại vôi trên, pH trong hồ nuôi sẽ được cải thiện đáng kể, được nâng lên cho phù hợp với các loài cá cảnh.

Giảm độ pH xuống có thể dùng acid phosphoric hoặc dùng đường cát bón xuống ao, tăng cường sự hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi để phân huỷ mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, kéo độ pH giảm xuống. Lượng acid phosphoric dùng 2.5ml/100 lít nước, sẽ hạ pH xuống 1 độ. Đối với đường ăn dùng 1-2 g/m3 nước. Một số nghệ nhân sản xuất, nuôi cá cảnh hiện nay, đã biết ứng dụng kỹ thuật nâng, hạ pH theo hướng chủ động, để kích thích cá cảnh trong sinh sản. Kỹ thuật này rất hiệu quả, tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm tiến hành đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm.

Trong giai đoạn sinh sản các loài cá cảnh, việc ổn định pH sẽ góp phần tăng hiệu quả sinh sản, ổn định quá trình sinh sản, nâng cao chất lượng sản phẩm sinh sản. Các yếu tố môi trường nói chung, độ pH nói riêng, khi thay đổi, có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản. Do vậy, nên chủ động điều tiết độ pH, tránh có những tác động xấu đối với các loài cá cảnh.

Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *