Một bể cá thủy sinh chỉ thực sự đẹp mắt khi những cây trồng trong bể phát triển xanh mướt và hài hòa. Đối với cây thủy sinh khoáng chất là những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của chúng. Những yếu tố như canxi và sắt được gọi là yếu tố cố định. Yếu tố Magnesium, nitơ, phốt pho, kali được coi là yếu tố có thể thay đổi, bổ sung.
Những yếu tố có thể thay đổi này có thể được bổ sung qua các loại phân bón. Với những yếu tố cố định thì rất khó bổ sung khi đã thiết hụt.
Dấu hiệu của sự thiếu hụt các chất trên cây thủy sinh
- Thiếu nitơ: Lá chuyển màu vàng / đỏ
- Thiếu Phosphate: Lá chuyển màu vàng / đỏ; lá rụng nhiều
- Thừa Phosphate: Lá có màu đen / nâu , cây chết
- Thiếu kali: Đốm vàng trên lá già và mầu vàng chanh trên lá trẻ
- Thiếu canxi: Lá vàng chanh trên lá non kèm biến dạng
- Thiếu magiê: Đốm vàng trên lá già trong khi xuất hiện gân màu xanh lá cây
- Thiếu lưu huỳnh: Lá non chuyển sang màu vàng
- Thiếu sắt: Lá vàng sau đó trở nên trong suốt
- Thiếu kẽm: Đốm vàng giữa các gân
- Thiếu CO2: Lá không phát triển, trên lá xuất hiện nhiều mầu trắng (calcium)
- CO2 dư thừa: Cá nổi trên bề mặt, Khó thở
- Thiếu oxy: Cá bơi chậm chạp , cây cối không phát triển
- Vấn đề chất nền: Cây ngừng phát triển / rễ đen
Cân nhắc bổ sung
Carbon Dioxide (CO2)
CO2 bị thiếu thụt thường do một bể cá quá lớn, hoặc bể mặt nước khá cao làm khuếch tán lượng CO2. Ngược lại CO2 dư thừa có thể là do kết quả của ánh sáng quá lớn.
Chất nền
Các chất nền đôi khi bị nén quá chặt hoặc hòa tan sau lâu ngày sử dụng thay dọn. Nếu bong bóng khí thấy xuất hiện( có thể được phát hiện trên bề mặt của lá cây). Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy các chất nền là cũ và cần thay thế.
Nhiệt độ nước
Hệ thống cây sẽ ngừng phát triển hoặc chết đi nếu nhiệt độ nước trong bể quá thấp. Nhiệt độ cao quá cũng sẽ dẫn đến lá nhỏ hơn và khoảng cách lớn hơn giữa các lá.